Khi thời của những gia tộc như Rockefeller, Rothschild, Ashton, Oppenheimer... đang dần lắng xuống, cũng là lúc những gia đình siêu giàu mới nổi lên.

Hãy cùng xem những gia đình nào đang thống trị danh sách 10 gia đình giàu có nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes:

1. Gia đình Carlos Slim Helu: tổng tài sản 68,8 tỷ USD

Carlos Slim Helu là người đứng đầu gia đình giàu có nhất thế giới. Gia đình này sở hữu tập đoàn tài chính Grupo Financiero Inbursa và tập đoàn công nghiệp bán lẻ Grupo Carso. Ông cũng sở hữu America Movil, một công ty viễn thông có mạng lưới trên khắp các nước Mỹ La-tinh và có cổ phần trong KPN của Hà Lan và Telekom, Austria.
Ngoài ra, gia đình này còn có cổ phần trong nhiều công ty xây dựng, bất động sản, khai thác mỏ,…2014 là năm chấm dứt chuỗi 4 năm liên tiếp nắm giữ vị trí người giàu nhất thế giới của Carlos Slim và gia đình. Nguyên nhân chủ yếu do cổ phiếu của Minera Frisco, công ty khai thác mỏ nhà Slim bị giảm hơn 50% trong năm qua khi giá vàng và đồng giảm mạnh. Thêm vào đó là do sự sụt giảm doanh thu của công ty viễn thông America Movil, khiến khối tài sản của gia đình này mất 1 tỷ USD.

2. Gia đình Christy Walton: tổng tài sản 37,6 tỷ USD

Christy Walton và con trai đã được thừa kế khối tài sản từ người chồng quá cố John Walton, một trong những con trai của Sam Walton, người đồng sáng lập của chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-Mart. John Walton đã qua đời năm 2005 trong một vụ tai nạn máy bay.
Christy và gia đình cô thừa hưởng sự giàu có của John Walton, bao gồm cả cổ tức từ Wal-Mart với tổng giá trị lên tới 430 triệu USD chỉ tính riêng năm 2012.

Khối tiền đầu tư của John Walton vào First Solar đã làm tăng đáng kể giá trị tài sản của Christy dựa trên số tiền được chia từ gia đình ban đầu. Cổ phiếu First Solar phục hồi trở lại với mức tăng 47% trong năm qua và tăng giá trị tài sản của Christy Walton thêm 466 triệu USD.

Phần lớn cổ phần của Christy Walton và gia đình nằm trong Wal-Mart. Năm 2013, Christy Walton nhận được 460 triệu USD cổ tức sau thuế do nắm phần lớn cổ phần trong Wal-Mart.

3. Gia đình Liliane Bettencourt: tổng tài sản 34,1 tỷ USD

Liliane Bettencourt được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ tương đương với 30% cổ phần của hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp L'Oreal từ người cha quá cố Louise Madeleine Berthe.
Sau hơn 70 năm gây dựng L'Oreal trở thành một tập đoàn mỹ phẩm hùng mạnh, mấy năm trở lại đây, đã có một số tranh chấp khá gay gắt giữa Liliane với con gái và cháu trai vì hai người này cho rằng ở tuổi 90 tuổi Liliane Bettencourt không còn đủ tỉnh táo để lãnh đạo L'Oreal.

Kết quả người cháu ngoại Jean-Victor đã thay chân bà trong hội đồng quản trị L'Oreal vào năm 2012, sau khi Liliane Bettencourt đem 1 tỷ USD làm quà tặng cho nhiếp ảnh gia Francois-Marie Banier.
Năm 2014, gia đình Bettencourt kỳ vọng tình hình tiêu thụ sản phẩm L'Oreal ở thị trường Thụy Sĩ sẽ đạt 8% nhờ hệ thống phân phối khổng lồ của Nestle. Điều đó sẽ giúp tăng cổ phần của gia đình này đến 33%.

4. Gia đình Bernard Arnault: tổng tài sản 34,1 tỷ USD

Bernard Arnault là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của đế chế thời trang cao cấp Moet Hennessy Louis Vuitton, hay còn gọi là LVMH với 60 thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhờ sở hữu một lượng lớn cổ phiếu Christian Dior, nên gia đình Arnault cũng giữ luôn quyền kiểm soát LVMH.
Bernard Arnault bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thời trang cao cấp từ năm 1984 khi ông trả 15 triệu USD để mua một công ty bao gồm Christian Dior và chính thức trở thành CEO của LVMH từ năm 1989. Hiện nay, ông trực tiếp nắm giữ cổ phần hàng tỷ USD trong LVMH và chuỗi siêu thị Carrefour.Bernard Arnault kết hôn với Helene Mercier (một nghệ sĩ dương cầm), và có ba người con, trong đó hai người con trai Delphine và Antoine là những người sẽ kế tục sự nghiệp của ông.

Trong tháng 12 năm 2013 ông đã bổ nhiệm Antoine làm Chủ tịch cao cấp công ty dệt kim Ý Loro Piana mà LVMH đã mua 80% cổ phần với giá 2,6 tỷ USD trong tháng 7 năm 2013. Đồng thời, Antoine cũng đang chịu trách nhiệm vận hành hãng đóng giày Berluti để đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm cao cấp cho đàn ông.

Trong khi đó, người con trai trưởng Delphine Arnault đã được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch điều hành của Louis Vuitton, thương hiệu lớn nhất và lợi nhuận cao nhất của LVMH vào năm ngoái.

5. Gia đình Michele Ferrero: tổng tài sản 26,5 tỷ USD

Sau khi Pietro Ferrero qua đời vào năm 1950, toàn bộ sự nghiệp kinh doanh chocolate của ông đã được giao cho người con trai ông Michele Ferrero. Michele đã mở rộng công việc kinh doanh thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất thế giới, với các sản phẩm và thương hiệu bao gồm chocolate Ferrero Rocher hazelnut, Nutella và Tic Tac.
Hiện nay, tập đoàn hàng đầu của Ý đã có hơn 70 công ty liên kết và 15 nhà máy sản xuất với khoảng 22.000 người trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Nga và Brazil.

Michele Ferrero có hai con trai, Pietro Ferrero và Giovanni Ferrero, nhưng Pietro Ferrero đã qua đời vào năm 2011 sau một cơn đau tim khi đang làm từ thiện tại Nam Phi. Còn Giovanni Ferrero hiện nay là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Ferrero.

6. Gia đình David Thomson: tổng tài sản 22,6 tỷ USD

David Thomson và gia đình ông sở hữu một công ty truyền thông và xuất bản tài sản được thành lập bởi ông nội của họ Roy Thomson. Hiện nay, ở thế hệ thứ ba kế tục sự nghiệp, gia đình này đang nắm giữ công ty Woodbridge với 55% cổ phần trong hãng truyền thông Thomson Reuters.
David Thomson đảm nhận vị trí chủ tịch HĐQT của Thomson Reuters. Anh trai của ông Peter Thomson là đồng chủ tịch của Woodbridge, công ty nắm giữ tài sản thuộc sở hữu của bảy đứa cháu Roy Thomson, trong đó có anh em họ Sherry Brydson.

Cổ phiếu Thomson Reuters chiếm khoảng 70% tài sản của gia đình Thomson và đã tăng khoảng 20% ​​trong năm 2013 và hai tháng đầu năm 2014.

Ngoài Thomson Reuters gia đình này còn sở hữu các tờ báo Globe, Mail ở Canada và có cổ phần trong IHS, một công ty giao dịch, phân tích, khai thác dịch vụ khách sạn, khu nghỉ mát và tín thác đầu tư bất động sản.

Riêng David Thomson còn sở hữu cổ phần trong một số đội khúc côn cầu nổi tiếng của Canada, cũng như có một bộ sưu tập nghệ thuật đa dạng, bao gồm nhiều tác phẩm của hai danh họa Pablo Picasso và John Constable.

7. Gia đình Theo Albrecht Jr: tổng tài sản 19,5 tỷ USD

Theo Albrecht Jr và anh trai của mình, Berthold được thừa kế chuỗi siêu thị giảm giá Aldi Nord của Đức và chuỗi cửa hàng tạp hóa giá rẻ Trader Joe ở Mỹ từ người cha Theo Albrecht sau khi ông qua đời vào năm 2010.
Hai năm sau Berthold qua đời ở tuổi 58 , để lại cổ phần của mình cho vợ Babette và năm người con.Hiện nay, hai chuỗi siêu thị và cửa hàng của gia đình này có hơn 5.300 cửa hàng ở 9 quốc gia châu Âu và Mỹ, đem về khoản doanh thu ước tính khoảng 38 tỷ USD.

Aldi Nord nắm giữ quyền trả cổ tức cho tất cả các đối tượng thụ hưởng trong gia đình để đảm bảo các công ty còn nguyên vẹn và ngăn chặn sự tách ra thành nhiều chi nhánh khác nhau.

8. Gia đình Michael Otto: tổng tài sản 18,9 tỷ USD

Được thành lập vào ở Werner Otto ở Hamburg vào năm 1949, công ty gia đình này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản, dịch vụ tài chính và bán lẻ.
Con trai của Michael Otto, Michael Werner, đã thôi nắm giữ vị trí giám đốc điều hành tập đoàn này vào năm 2007 sau 26 năm đảm nhận vị trí đó. Cuối năm 2007, người con trai thứ Benjamin cũng gia nhập tập đoàn Otto nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử. Người con trai khác là Michael Alexander chịu tráh nhiệm quản lý và phát triển mảng giáo dục mầm non cũng như các trung tâm mua.

Với giá trị ước tính 9 tỷ USD, giáo dục mầm non chiếm khoảng một nửa số tài sản của gia đình này. Tiếp đến là Tập đoàn đầu tư Paramount, sở hữu một quỹ đóng và 18 khách sạn văn phòng cao cấp tại các thành phố New York, Washington DC và San Francisco cùng nhiều khu chung cư và khu công nghiệp ở Toronto.

Ngoài ra, trong danh mục đầu tư của gia đình này còn có các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ, bao gồm cả công ty đặt hàng qua thư lớn nhất thế giới. Hóa đơn bán lẻ (chủ yếu là đồ nội thất và phụ kiện) qua mạng của Otto Group chỉ xếp thứ hai trên thế giới (sau Amazon.com).

9. Gia đình Tadashi Yanai: tổng tài sản 18,2 tỷ USD

Tài sản bán lẻ của Tadashi Yanai, người sở hữu công ty may mặc Fast Retailing, đã tăng gấp đôi trong vòng ba năm qua, trong đó chỉ riêng năm 2013, tập đoàn này đã thu về 46 tỷ USD.
Fast Retailing là công ty may mặc lớn nhất châu Á với các thương hiệu nổi tiếng Uniqlo và Helmut Lang. Công tư này đang trên đường trở thành công ty may mặc lớn nhất thế giới và vượt qua H & M và Inditex.

Công ty này cũng đang đàm phán để mua thương hiệu J. Crew của Mỹ từ công ty cổ phần tư nhân TPG Capital và Leonard xanh & Partners trong một thỏa thuận có thể có giá trị hơn 4.5 tỷ USD.

10. Gia đình Francois Pinault: tổng tài sản 15,4 tỷ USD

Francois - Henri Pinault, con trai của ông trùm hàng xa xỉ Francois Pinault, đã thay đổi tên giao dịch công khai của tập đoàn thời trang gia đình từ PPR thành Kering vào năm 2013.
Tuy nhiên, việc thay đổi tên không ảnh hưởng gì đến việc sở hữu các thương hiệu cao cấp Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen và Yves Saint Laurent cùng chuỗi bán lẻ Fnac ở châu Âu của tập đoàn này.

Bên cạnh lĩnh vực thời trang, gia đình Pinault còn là chủ sở hữu 100% cổ phần của Christie, một công ty con của Groupe Artemis (cũng thuộc sở hữu của gia đình Pinault).

Christie hiện là công ty đấu giá lớn nhất thế giới một bộ sưu tập cá nhân đồ sộ bao gồm 2.000 bức họa của Picasso, Mondrian, Jeff Koons cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị khác. Năm 2013, Christie thu được 5,9 tỷ USD từ việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra, gia đình Pinault còn hữu một biệt thự trí giá 16,5 triệu USD ở Los Angeles, một ngôi nhà cổ thế kỷ 19 ở Paris cùng nhiều bất động sản xa hoa ở St Tropez và London.
 
Top