Tại hội nghị thượng đỉnh công nghệ LA được tổ chức tại Santa Monica, các CEO đã khai thác những lời khuyên từ những doanh nhân đã tạo dựng được các doanh nghiệp giá trị khủng. Dưới đây là 3 nguyên tắc hay nhất mà họ chia sẻ: 
Có rất ít doanh  nhân có thể tạo dựng được những công ty tỷ đô như Twitter hay Facebook. Những công ty như vậy thường khởi đầu từ những mô hình kinh doanh nhỏ hẹp và đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt được ví với thành công chỉ sau một đêm, và tất cả đều được coi là trường hợp ngoại lệ, không theo bất cứ quy luật nào. Bạn có thể muốn học tập ở đâu đó những kinh nghiệm để xây dựng công ty của mình. Thực tế, bạn có thể muốn đánh giá thành công của các công ty đã tạo được doanh thu từ sớm với các mô hình kinh doanh vững chắc.

Vì vậy các nhà lãnh đạo từ ba công ty điện toán đám mây đó đã được chọn để phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh công nghệ LA được tổ chức tại Santa Monica. Họ sẽ chia sẻ về cách tạo dựng doanh nghiệp tỷ đô. Trong suốt thời gian hội nghị diễn ra, các CEO đã khai thác những lời khuyên từ những doanh nhân đã tạo dựng được các doanh nghiệp giá trị khủng. Dưới đây là 3 nguyên tắc hay nhất mà họ chia sẻ:

1. Không để suy nghĩ về sự từ bỏ cám dỗ bạn. 

Câu hỏi đâu tiên mà các CEO phải trả lời là: Internet đang bắt đầu nóng lên với tin tức  công ty chuyên sản xuất các tiện ích tin nhắn và ảnh Snapchat đã từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 3 tỷ đô la từ Facebook. Người sáng lập công ty này bị điên rồi chăng? Ngay cả chủ trang web Inc.com- Erik Sherman cũng gọi đây là một nước đi sai lầm.

Nhưng các CEO đón nhận tin này theo những cách rất khác nhau.  
  
Steve Singh, CEO và là người đồng sáng lập nên Concur Technologies, công ty đã biến phần mềm quản lý chi tiêu thành một dịch vụ và đã ra mắt công chúng vào năm 1998, đã tán dương ý tưởng này khi cho rằng thay vì tìm ra lối thoát, doanh nhân cần tiếp tục tạo dựng một công ty được tạo ra để “làm cuộc sống này tốt đẹp hơn”.

Ông nói: "Khi bạn bỏ trách nhiệm được ủy thác sang một bên, câu hỏi đặt ra là tại sao bạn lại làm như vây? Mục đích của bạn là gì?”Theo ông thì công ty Snapchat đã có những mục tiêu lớn hơn trong đầu.

Ngay cả Joe Payne, cựu CEO của công ty sản xuất phần mềm Eloqua, người đã bị một vố đau khi bán công ty cho Oracle với giá 871 triệu đô la năm 2012 cũng thừa nhận rằng việc không bán công ty không phải là một ý tưởng điên rồ như mọi người nghĩ. Snapchat chỉ mới tồn tại được 2 năm – họ cảm thấy bầu trời của mình quá hạn hẹp”. Khi vài năm trước Payne nghe tin rằng Zuckerberg đã từ chối một lời đề nghị mua lại trị giá 1 tỷ đô la, ông đã nghĩ rằng: "Gã này là một tên ngốc”. Payne cho hay: “Sau này tôi mới nhận ra mình mới là tên ngốc”. Ông chia sẻ từ đó trở đi ông không còn đưa ra những lời đánh giá về những công ty khởi sự đã quyết định không nhận những lời mua lại với giá trị lớn nữa. "Họ hiểu doanh nghiệp của mình… có thể ý nghĩ họ đang trở thành một công ty lớn không phải là một ý tưởng điên rồ như chúng ta nghĩ”.

2. Bạn không thể trả lời được tất cả các câu hỏi-và đó là điều tốt.  
         
Jim McGeever, giám đốc tác nghiệp của  Netsuite, đã đưa cho cử tọa một lời cảnh báo:  “Cái tôi là một trong những điều khó giải quyết nhất. Đó là điều có thể cản trở bạn”. 

Giải pháp là sử dụng số liệu và nhân lực của bạn để tạo lợi thế.  

Payne cho biết: "Bạn vẫn cần phải nhún mình một chút. Nhưng điểm khác biệt của CEO ngày nay là bạn có số liệu để xem mình đã làm sai hay đúng ở đâu". Và khi số liệu cho thấy rằng bạn đang làm sai điều gì đó, hãy tận dụng cơ hội đó để nhận lỗi về mình.

Payne  đã học được bài học này khi quyết định rằng công ty Eloqua (vốn đang bán rất chạy phần mềm tiếp thị- 1 sản phẩm dịch vụ- tới các công ty cỡ vừa) cần phải ra mắt một sản phẩm tương tự để phục vụ cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Chẳng phải mất nhiều thời gian, các số liệu đã chỉ ra đây là một quyết định tồi. "Có những công ty nhỏ không đón nhận dù phần mềm có tuyệt vời đến đâu. " Vì thế, Payne đã thừa nhận với cả tập thể rằng đó không phải là một vụ kinh doanh tốt và nên từ bỏ nhanh chóng.  

Đó không chỉ là một nước cờ khôn ngoan trong kinh doanh mà còn tốt cho cả nền văn hóa doanh nghiệp nữa. Khi bạn nhận lỗi về mình, bạn đã phát đi thông điệp với cả tập thể là họ cũng có thể thử nghiệm và sẽ Ok nếu họ không đi đúng hướng trong lần đầu tiên, Payne cho hay. Đó là nền văn hóa thu hút những tài năng lớn. 

3. Chú ý tới các dấu hiệu của thị trường và hành động nhanh.

Năm 2008, khi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu làm lay chuyển nền kinh tế, Eloqua đã đốt bay 10 triệu đô la tiền mặt trong một năm.

Payne cho biết: "Một ngày chúng tôi thức dậy và nhận ra tiền bạc trở nên thực sự đắt đỏ vào năm tới." Vì thế ông đã đưa ra một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết. "Chúng tôi đã sa thải 20% nhân sự trong một ngày. Mọi người đều khó chấp nhận”. Nhưng việc đó là cần thiết với sự tồn tại của doanh nghiệp. Từ thời gian đó trở đi, Payne đã điều hành doanh nghiệp gọn nhẹ hơn, chỉ dựa chủ yếu vào dòng tiền. Eloqua đã không huy động thêm tiền cho đến khi công ty này ra mắt công chúng vào tháng 8 năm 2012.

Có lẽ, một động thái khác, cho thấy công ty này quan tâm tới những gì đang diễn ra trên thị trường là  Eloqua đã bán cho Oracle chỉ 4 tháng sau khi phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu tiên. Báo chí thời đó đã đưa tin rằng ngành công nghệ đã bão hòa với các công ty dịch vụ phần mềm tiếp thị.
Học Làm Giàu/Inc
 
Top