Các nhà lãnh đạo thành công trên thế giới đều có một điểm chúng là họ làm những điều mình thích thú và yêu thích những gì họ làm. Nếu không được như vậy, họ sẽ thất bại dù sớm hay muộn.
Các nhà lãnh đạo là người luôn phải giữ nhiệm vụ dẫn dắt, điều này là hiển nhiển, nhưng bạn có bao giờ đặt câu hỏi sự vui vẻ đóng vai trò hiệu quả quan trọng ra sao trong nghệ thuật lãnh đạo?

Các nhà lãnh đạo là người luôn phải giữ nhiệm vụ dẫn dắt, điều này là hiển nhiển, nhưng bạn có bao giờ đặt câu hỏi sự vui vẻ đóng vai trò hiệu quả quan trọng ra sao trong nghệ thuật lãnh đạo?

Các nhà lãnh đạo thành công trên thế giới đều có một điểm chúng là họ làm những điều mình thích thú và yêu thích những gì họ làm. Nếu không được như vậy, họ sẽ thất bại dù sớm hay muộn.

Theo bài viết của tác giả Jerome Knyszewski mới chia sẻ trên LinkedIn gần đây, không có cách nào để có thể trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời nếu bạn không phải là một nhà lãnh đạo hạnh phúc. Và rất khó để trở nên hạnh phúc khi bạn đang bị rối tung trên một vị trí mà bạn không thực sự thích thú.
Mức độ hạnh phúc này sẽ ảnh hưởng đến sự nhiệt tình của bạn và niềm nhiệt huyết là một dạng truyền nhiễm thế nhưng bạn lại thiếu nó. Niềm hứng khởi, nhiệt huyết công việc có thể lan truyền từ vị trí lãnh đạo đến các nhà quản lý, nhân viên, nhưng cũng có thể truyền thẳng đến những khách hàng triển vọng của bạn.

Thiếu sự tận hưởng cũng sẽ hạn chế niềm tin và tầm nhìn của bạn vào công việc. Bạn không thể có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu nếu tâm trí của mình đang bị phân tâm bởi sự thất vọng và trái tim bị bao phủ bởi sầu não.

Hãy tưởng tượng một cây lớn nhưng lại được trồng trong một chậu bé thì không bao giờ có thể phát triển. Điều này giống như những người làm việc cực nhọc trong một môi trường mà họ không thích cũng sẽ bị hạn chế và không bao giờ phát triển mạnh được. Chính vì vậy đừng bao giờ đặt mình vị trí sẽ ngăn cản sự phát triển của bạn. Điều này nhìn bề ngoài chỉ tác động đến bạn nhưng cũng ảnh hưởng tới công ty, gia đình và những gì xung quanh bạn.

Tận hưởng những gì bạn làm không nhất thiết có nghĩa là yêu hết tất cả những dự án mà bạn đang nhắm tới.

Những người rơi vào tình yêu mù quáng với việc kinh doanh của mình cũng có thể trở thành những nhà lãnh đạo tồi bởi họ suy nghĩ bằng trái tim. Những người này có xu hướng không khách quan, họ thường bỏ qua những phán xét quan trọng về lý trí, ra quyết định với cảm tính và hy vọng.

Làm thế nào để chắc chắn rằng bạn thích những gì mình làm và đang làm những gì bạn thích? Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích cho bạn, bất kể ngành nghề bạn đang tham gia là gì.

- Hãy nhìn nhận công việc một cách nghiêm túc nhưng đừng bắt bản thân bạn cũng nghiêm trọng theo. Điều này sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên thú vị hơn cho tất cả mọi người tham gia.
- Đừng lên kế hoạch cho mọi thứ, hãy đặt ra các mục tiêu, xác định các cột mốc, sau đó hãy đặt các nhóm làm việc vào đúng vị trí và giao quyền việc lập những kế hoạch vi mô.

- Tái đầu tư thời gian, công sức vào công ty, nhưng giữ cho tâm trí và quy trình làm việc của bản thân và đồng đội thoải mái. Trang bị các thiết bị mới, dành cho chính mình và nhóm của bạn thời gian đào tạo, điều này sẽ làm cho công việc trở nên thú vị hơn nhiều, hãy cho tất cả mọi người tham gia vào và điều này sẽ tác động tăng trưởng lợi nhuận của bạn.

- Hãy nhớ rằng tất cả vấn đề đều là về khách hàng của bạn, nếu bạn khiến họ hạnh phúc bằng đặt họ lên hàng đầu trong những nỗ lực của mình, điều này cũng sẽ khiến bạn hạnh phúc. Sẽ không có gì căng thẳng và cướp đi niềm vui nhanh hơn là một khách hàng phật ý, không thỏa mãn.

Nếu cần tìm đến một tấm gương lãnh đạo vui vẻ, hài lòng, hãy học tập phong cách của Richard Branson.
 Theo Trí Thức Trẻ/LinkedIn
 
Top