Các giám đốc dữ liệu có trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin dữ liệu doanh nghiệp như là một tài sản.

Tuần trước, hãng truyền thông Time Inc. có đăng tải bài viết về việc tuyển dụng giám đốc dữ liệu đầu tiên của hãng trong nỗ lực khai thác tốt hơn nguồn tin tức cũng như lượng khán giả thời đại kỹ thuật số.

"Tôi muốn tiếp cận đúng người với những thông điệp có liên quan từ đó gây được tiếng vang”, J.T.Kostman, người đại diện của Time cho biết. "Đó là những gì dữ liệu lớn thực hiện."
Trong một thời gian dài, dữ liệu là mảng phức tạp, bí ẩn của các doanh nghiệp cũng như thiếu sự thừa nhận như một tài sản góp phần gia tăng giá trị. Trong nhiều năm qua, người đứng đầu của bộ phận này thường giữ chức danh Trưởng bộ phận xử lý dữ liệu hay Quản lý xử lý dữ liệu, người vốn chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động ổn định, xuyên suốt trong một doanh nghiệp.

Vai trò của CIO (Chief information officer- giám đốc công nghệ thông tin) lần đầu xuất hiện vào năm 1980 với nhiệm vụ nâng cao hiệu quả của phân tích thông tin máy tính cho đội ngũ điều hành. Thậm chí sau đó, trách nhiệm giám sát dữ liệu không thực sự rõ ràng hay tách biệt mà thường đảm nhiệm nhiều vai trò điều hành bao gồm cả giám đốc marketing, giám đốc công nghệ và giám đốc thông tin.
Tuy nhiên ngày nay nhu cầu của đội ngũ điều hành với việc phản ánh ý tưởng đều xuất phát từ phân tích những vấn đề quanh dữ liệu. Sự gia tăng của CDO (Chief data officer- giám đốc dữ liệu) càng nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như đề cao vai trò của dữ liệu và quản lý dữ liệu trong một công ty.
Các giám đốc dữ liệu có trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin dữ liệu doanh nghiệp như là một tài sản. Các vị trí CDO còn chịu trách nhiệm kết nối và cho dữ liệu của tổ chức trở nên có ý nghĩa bằng cách quan sát và thực hiện chiến lược khai thác và phân tích chúng.

Theo khảo sát tại Big Data Excutive Survey: 2014, 43% đội ngũ các nhà điều hành hiện có vị trí giám đốc dữ liệu, tăng từ mức 19% so với 2 năm trước đây.

Vậy chính xác một giám đốc dữ liệu sẽ làm những công việc gì? Dưới đây là một số trong những trách nhiệm phổ biến nhất:

- Cung cấp sự lãnh đạo rõ ràng thông qua dữ liệu doanh nghiệp.
- Cung cấp tầm nhìn xa về cách các dữ liệu tương tác ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới tất cả các khía cạnh doanh nghiệp.
- Giúp xác định những cơ hội kinh doanh mới được tạo ra bởi dữ liệu.
- Quyết định chiến lược xung quanh dữ liệu. Thu nhập, tổ chức và tổng hợp dữ liệu của một tổ chức.

Trong những năm tới, vai trò CDO có thể trở thành một vị trí điều hành như được chấp nhận rộng rãi như các vị trí CMO (giám đốc marketing), CFO (giám đốc tài chính) hay COO (giám đốc điều tác nghiệp).

Theo Trí Thức Trẻ/CEO
 
Top