Tại thị trường bán lẻ Việt Nam, các thương hiệu mới xuất hiện ngày càng nhiều. Các thương hiệu quốc tế cũng gia nhập và mở rộng địa bàn. Tạo nên sự phân hóa giữa các hình thức kinh doanh: Truyền thống và hiện đại.


Ảnh minh họa.



Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh truyền thống và hiện đại là qua khâu quản lý bán hàng



Kinh doanh truyền thống luôn phải có mặt tại cửa hàng để giám sát bán hàng, còn kinh doanh hiện đại không phụ thuộc vào thời gian và không gian



Kinh doanh hiện đại tối ưu hoá thời gian, làm được đồng thời nhiều việc một lúc so với kinh doanh truyền thống



Kinh doanh truyền thống dễ nhầm lẫn, nên dễ bị sai sót, không tuyệt đối chính xác trong quản lý lãi - lỗ hàng tồn kho như kinh doanh hiện đại



Kinh doanh hiện đại sẽ được sự hỗ trợ của đội ngũ kĩ thuật, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình không phải “đơn thương độc mã” theo cách kinh doanh truyền thống

Kinh doanh theo phương thức hiện đại luôn đảm bảo an toàn cho bạn trong quản lý công nợ, giảm thiểu tối đa thất thoát tài chính



Kinh doanh hiện đại có quy mô, và có thể nhân rộng mô hình kinh doanh theo chuỗi, không bị bó hẹp sự phát triển như kinh doanh truyền thống

Kinh doanh truyền thống dễ bị phát sinh chi phí quản lý, do khó đong đếm chính xác như kinh doanh hiện đại

Kinh doanh hiện đại có sự kết nối khách hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, không bị giới hạn như kinh doanh truyền thống

Kinh doanh hiện đại nhờ sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ thông tin hiện đại, sẽ giảm bớt công việc, và không còn cảm giác lo lắng, dễ cáu gắt như kinh doanh truyền thống

Theo Trí Thức Trẻ 

 
Top