Đã 25 năm kể từ khi phần thứ ba và cũng là cuối cùng của tác phẩm điện ảnh chuyển thể kinh điển của nhà văn Mario Puzo trôi qua nhưng những giá trị nhân văn giáo dục của nó vẫn còn nguyên vẹn (ít ra đối với tôi là như vậy). Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học được từ bộ phim, về những cốt lõi giá trị về gia đình và nguyên tắc sống.

“A man who doesn’t spend time with his family can never be a real man!” – Vito Corleone.
“I swear on the lives of my children, give a chance to redeem myself, and I will sin no more” – Micheal Corleone
Chắc hẳn những câu thoại này đã trở nên nằm lòng của biết bao thế hệ yêu thích điện ảnh kinh điển.
Một khi bàn tay đã nhúng chàm, sẽ chẳng
bao giờ có thể quay trở về như con đường trước đây. Ta muốn đi vào địa
ngục để bảo vệ sự bình yên cho gia đình yêu quý, nhưng trớ trêu thay
những tội lỗi trong quá khứ đều phải được trả giá dù nó được vinh danh
cho gia tộc hay được Thiên Chúa trao cho cơ hội phục thiện. Và cái giá
đó sẽ có thể là mạng sống của ta hay đau đớn hơn là của những người ta
yêu thương.
Đó là những gì tôi cảm nhận được từ Bố Già, đã 25 năm kể từ khi phần thứ ba và cũng là cuối cùng của tác phẩm điện ảnh chuyển
thể kinh điển của nhà văn Mario Puzo trôi qua nhưng những giá trị nhân
văn giáo dục của nó vẫn còn nguyên vẹn (ít ra đối với tôi là như vậy).
Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học được từ bộ phim, về những cốt
lõi giá trị về gia đình và nguyên tắc sống.
Không cần nhắc tới nhiều về giá trị nội
dung của thiên sử thi tội ác bởi những ấn tượng khó phai dấu trong lòng
khán giả. Có rất nhiều bình luận, những bài viết phân tích sâu sắc về
những khía cạnh khác nhau của tác phẩm: một xã hội nhuốm đượm màu đỏ của
máu, của thế giới ngầm, tính trữ tình đan xen bi kịch, những nề nếp quy
củ của một gia tộc mafia cũng như những trường đoạn ám ảnh mãi trong
lòng người xem kể từ khi Godfather được đưa lên màn ảnh rộng lần đầu
tiên vào năm 1972.
Nhưng đối với tôi, điều gây ấn tượng
mạnh mẽ nhất khi được thưởng thức trọn vẹn cả ba tập của bộ phim chính
là những giá trị nhân văn làm nên cách sống của một người đàn ông thực thụ, thế nào là một gia đình và những mối quan hệ hữu hảo, cũng như những bài học giữa người cha và con cái.

Ở
phần đầu tiên của bộ phim , câu chuyện xoay quanh về khoảng thời gian
Vito Corleone ở đỉnh cao quyền lực với danh hiệu Don (Quý Ông) cho đến
cuối đời mình.
Vito Andolini sinh ra tại Sicily, một
hòn đảo nhỏ xinh đẹp nhưng không hề thanh bình của nước Ý. Nơi đây là
một trong những gốc rễ của mafia, người dân âm thầm sống trong đau khổ
bởi hàng loạt cuộc thanh toán nhỏ lẻ và khủng bố từ những tên đồ tể địa
phương. Cậu bé Vito khi lên 9 tuổi đã mất cả gia đình cũng chỉ vì vậy,
nơi đây súng đạn là quyền lực, những người nhỏ bé hoặc phục tùng hoặc là
chết. Cậu bỏ trốn đến bến nước Mỹ – bến bờ của sự tự do và những cơ
hội. Tại New York cậu bé lấy tên là Vito Corleone, Vito làm tất cả mọi
công việc khó nhọc để mưu sinh, nhờ vào sự lanh lẹ và gan dạ của mình,
Vito nhanh chóng đặt nền móng những viên gạch đầu tiên cho triều đại
Corleone với sự giúp đỡ của những người bạn thân, và kể từ đây câu
chuyện về cuộc đời của Bố Già bắt đầu…
Ở phần đầu tiên của bộ phim , câu chuyện
xoay quanh về khoảng thời gian Vito Corleone ở đỉnh cao quyền lực với
danh hiệu Don (Quý Ông) cho đến cuối đời mình. Lúc này đây, Corleone là
gia tộc hùng mạnh nhất trong Ngũ Đại Gia tại New York với sự thâu tóm
quyền lực hành lang với các chính trị gia và thẩm phán. Sự hùng mạnh như
thế có được từ những quy tắc sống của ông trong ứng xử với đối tác và
bạn bè cũng như cách giáo dục con cái lẫn thuộc hạ, những giá trị đó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến cách suy nghĩ và hành động của Michael (con trai út
của ông) sau này. Don Vito Corleno không phải là một người nói nhiều,
ông rất ít khi nói nhưng từng lời nói của ông chính là bảo chứng cho sự
an toàn gần như tuyệt đối đối với những người được ông đồng ý bảo vệ hay
giúp đỡ, và là nỗi khiếp sợ từ kẻ thù của mình.

Từng
lời nói của ông chính là bảo chứng cho sự an toàn gần như tuyệt đối đối
với những người được ông đồng ý bảo vệ hay giúp đỡ, và là nỗi khiếp sợ
từ kẻ thù của mình.
Ông luôn dạy cho con cái mình những quy
tắc sống và cách để tồn tại trong thế giới phủ đầy màu đen của tội ác.
Ông có ba người con trai và một cô con gái, nhưng hai người khiến ông an
tâm nhất trong mọi chuyện chính là cậu con trai út Michael và đứa con
trai nuôi Tom Hagens. Cả hai đều là những con người viễn kiến, có sự
lạnh lùng và điềm tĩnh cần thiết của một ông trùm để có thể duy trì được
bình an cho gia tộc, nhưng Michael là người cực kì chán ghét công việc
đẫm máu và nhơ bẩn của cha, còn Tom tuy là một người cực kì trung thành
nhưng dù sao anh vẫn chỉ là một cậu con nuôi.
Sonny, anh trai cả của cả bốn là một
người mạnh mẽ nhưng cực kì nóng tính và thiếu suy nghĩ, rất khó để làm
một lãnh đạo; còn người anh thứ Fredo là một kẻ nhu nhược, hèn kém và
thậm chí quá ngu ngốc đến nỗi sau này bị kẻ thù lợi dụng để làm hại gia
đình.

Từ trái qua: cậu con cả Sonny – Bố Già Vito Corleone – cậu con trai út Michael – cậu con trai thứ Fedro.
Không bao giờ bàn chuyện làm ăn của gia
đình trong bàn ăn và trước mặt trẻ nhỏ – Những lời dạy của Vito đối với
con cái khiến tôi không tài nào quên được, bàn ăn là nơi gia đình sum
vầy và để tâm sự với nhau những chuyện vui hay những khúc mắc của tình
cảm với nhau, chuyện công việc hãy để dành tại thư phòng, nơi đó không
có phụ nữ và trẻ em, đừng bao giờ để công việc dính líu đến trẻ con,
đừng để những suy tính thâm độc hay vấn đề của người lớn hủy hoại đi sự
ngây thơ hồn nhiên của bọn trẻ.
Vito Corleone dùng sự thông thái và tất
cả những kinh nghiệm sống qua những năm tuổi trẻ thăng trầm để đảm bảo
sự an toàn cho những đứa con và gia tộc. Ông từng nói với các con của
mình rằng cách đối xử với gia đình và phải biết giấu kín cảm xúc cá nhân
trong công việc: “Đừng bao giờ để người ngoài biết được con đang suy tính gì trong đầu, điều đó sẽ làm hại con”, “Một kẻ không dành thời gian cho gia đình sẽ không bao giờ có thể trở thành một người đàn ông thật sự”, hay phải luôn điềm tĩnh suy xét, đừng để cảm xúc chi phối và che mờ lý trí của mình: “Hãy
luôn giữ những người bạn thật gần con, nhưng giữ kẻ thù của con gần hơn
thế”, “Bố đã dành cả đời để cố gắng không bị bất cẩn, đàn bà và trẻ em
có thể bất cẩn, nhưng đàn ông thì không”, “Đừng bao giờ căm ghét kẻ thù
của con, điều đó sẽ ảnh hưởng đến phát xét của bản thân”… Những câu nói kinh điển sau này trở thành kim chỉ nam cho phong cách sống của rất nhiều người đàn ông.
Không phải ngẫu nhiên mà Don Vito
Corleone được mọi người gọi với cái tên trìu mến là Bố Già, bởi từ khi
còn là một chàng trai trẻ nghèo khó sống lây lất qua ngày thì Vito luôn
nghĩa hiệp giúp đỡ đồng bào ở chốn đất khách bằng mọi cách trong khả
năng mình, bàn tay anh lần đầu tiên nhuốm máu của một tay ma cô người Ý –
kẻ thường hà hiếp đồng hương của chính mình, đến khi trở nên sung túc
và thậm chí đứng ở đỉnh cao quyền lực, The Don cũng chưa hề từ chối bất
cứ ai một điều gì dù lớn hay nhỏ – nếu điều đó đúng và nằm trong phạm
trù đạo đức của mình, và ông cũng là cha đỡ đầu và là chỗ dựa tinh thần
cho người thân lẫn bạn bè, ở đâu có Vito ở đó có sự kính trọng cũng như
mến yêu.

Bố Già Vito Corleone thời trai trẻ (vai diễn được thể hiện bởi nam diễn viên Robert de Niro).
Chỉ duy nhất một lần ông từ chối phi vụ
làm ăn với những vây cánh mafia khác, đó chính là việc kinh doanh thuốc
phiện bởi ông biết ma túy sẽ khiến đạo đức con người suy đồi, và việc
kinh doanh ma túy cũng sẽ khiến ông mất đi sự hậu thuẫn từ chính quyền
cũng như giới chính khách. Lần đó cũng chính là định mệnh gắn kết cũng
như là sự chuyển giao quyền lực sau này cho The Don Michael (con trai út
của Vito – người cực kì chán ghét việc kinh doanh đẫm máu của gia đình)
khi Vito bị những gia tộc kia ám sát vì không ủng hộ việc kinh doanh
thuốc phiện. May mắn thoát chết nhưng sức khỏe vẫn trong tình trạng nguy
kịch và kẻ thù vẫn đợi thời cơ để kết liễu ông trong bệnh viện, đúng
lúc đó thì Michael xuất hiện và giúp cha mình thoát chết bằng trí thông
minh và sự liều lĩnh của anh. Giây phút nắm lấy tay cha mình mà nói rằng
”Đừng lo ba ơi, hãy cứ nằm đây, con sẽ lo cho cha, con sẽ ở bên cha”
thì Vito đã biết rằng Michael là con đường duy nhất để gia tộc tồn tại.
An lòng nhưng lo lắng bởi ông không muốn đứa con trai yêu dấu của mình
đước vào con đường mà mình đã đi qua.
Điểm yếu và nỗi đau của The Don Vito đến
từ con cái, lần đầu tiên là khi nhận được tin Michael bắn chết những kẻ
tham gia ám sát mình và lần thứ hai khi nghe tin người con cả Sonny bị
kẻ thù thanh toán. Trường đoạn giằng xé và đau đớn của Vito khiến tôi
hiểu rằng ông không chỉ mất đi một người con trai cả, mà còn khiến
Michael thật sự bước vào con đường không thể nào quay đầu lại. Trong
thâm tâm Vito, ông thật sự không muốn Michael đi theo con đường của mình
vì biết rằng sau khi mình mất, Sonny và Tom Hagens sẽ đứng ra đảm đương
trọng trách gia tộc, nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã không thể cứu vãn.
Vì sự ràng buộc và mong bi kịch không còn đeo bám những đứa con, ông đã
vãn hồi hòa bình với kẻ thù, sự nhượng bộ của ông chính là bước đệm cho
toàn bộ sự chuẩn bị một triều đại mới sắp lên của con trai mình.
Daniel Craig đã đánh dấu thời đại mới của loạt
phim James Bond khi anh xuất hiện như một điệp viên đầy những khiếm
khuyết và hoài nghi, trong khi...
Đến
khi Bố Già giao lại trọng trách cho Michael, định mệnh cuộc đời anh đã
rẽ sang một hướng khác, từ môt người chán ghét công việc bẩn thỉu của
gia đình anh đã trở thành một ông trùm máu lạnh và tàn nhẫn hơn cả cha
của mình.
Sau tất cả mọi chuyện, điều cuối cùng Bố Già muốn làm đến khi mất đều vì lợi ích của Michael, ông muốn bù đắp lại nỗi đau và muốn con trai mình đủ vững mạnh để tồn tại và bảo vệ gia tộc trong thế giới đầy hiểm nguy này. Đến những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời, Bố Già đáng kính đã để lại một lời khuyên sống còn giúp Michael hiểu ra vấn đề kẻ thù và kẻ phản bội thật sự là ai, giúp anh thanh lọc toàn bộ thế giới ngầm và trở thành Don Michael Corleone, người chủ mới của gia tộc. Ông ra đi lặng lẽ bên cạnh đứa cháu nội của mình trong khu vườn nhà, có lẽ đó là sự an ủi lớn nhất của Vito khi dù sao vẫn còn những người thân yêu bên cạnh đến lúc lìa đời.

Sau tất cả mọi chuyện, điều cuối cùng Bố Già muốn làm đến khi mất đều vì lợi ích của Michael, ông muốn bù đắp lại nỗi đau và muốn con trai mình đủ vững mạnh để tồn tại và bảo vệ gia tộc trong thế giới đầy hiểm nguy này. Đến những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời, Bố Già đáng kính đã để lại một lời khuyên sống còn giúp Michael hiểu ra vấn đề kẻ thù và kẻ phản bội thật sự là ai, giúp anh thanh lọc toàn bộ thế giới ngầm và trở thành Don Michael Corleone, người chủ mới của gia tộc. Ông ra đi lặng lẽ bên cạnh đứa cháu nội của mình trong khu vườn nhà, có lẽ đó là sự an ủi lớn nhất của Vito khi dù sao vẫn còn những người thân yêu bên cạnh đến lúc lìa đời.

Giây phút cuối đời yên bình của Bố Già bên đứa cháu trai yêu quý.
Sự diễn xuất gần như hoàn hảo của hoàng
tử tội ác Al Pacino (Michael Corleone) kéo dài xuyên suốt 3 tập phim với
những cung bậc cảm xúc và từng giai đoạn tâm lý từ một vị anh hùng
chiến tranh đến khi hoàn toàn trở thành một ông trùm tàn bạo trong thế
giới ngầm đã khiến bao trái tim thổn thức, nhưng đâu đó vẫn không thoát
khỏi cái bóng quá lớn của Bố Già Marlon Brando (Vito Corleone). Mỗi
người sẽ có mỗi cảm nhận khác nhau về bộ phim, có người điêu đứng trước
những lối diễn xuất sắc lột tả được tính cách nhân vật, có người qua bộ
phim mà nhìn nhận gần gũi hơn về một xã hội mafia, còn tôi bị ám ảnh
mạnh mẽ về những giá trị làm nên phẩm chất của một người đàn ông theo
định nghĩa của gia tộc Corleone – một người vì gia đình và những thứ họ
yêu thương. Đã là một người đàn ông thì nên thử một lần chìm đắm vào thế
giới của mạch phim Bố Già và tìm kiếm cho riêng mình ý nghĩa sống mà nó
mang lại, và hiểu đúng hay sai, nhìn nhận tác phẩm theo nhiều chiều
hướng như thế nào là tùy vào cảm nhận của từng người.
Một triều đại mới lên ngôi, Michael giờ đã trở thành Don Michael Corleone, người đứng đầu gia tộc.
Và một điều cuối cùng nhưng luôn khiến tôi thổn thức kể từ khi còn là một cậu bé cho đến tận bây giờ, đó chính là giai điệu du dương nhưng u tối Speak Softly Love của bộ phim, giai điệu cứ văng vẳng đâu đó trong tôi kể từ khi chỉ là một đứa trẻ chưa đầy đủ nhận thức để thưởng thức thứ tác phẩm điện ảnh chứa đựng nó, và tôi cũng chẳng hề biết ca khúc này nằm trong bộ phim Bố Già cho tới tận rất nhiều năm sau đó.

Và một điều cuối cùng nhưng luôn khiến tôi thổn thức kể từ khi còn là một cậu bé cho đến tận bây giờ, đó chính là giai điệu du dương nhưng u tối Speak Softly Love của bộ phim, giai điệu cứ văng vẳng đâu đó trong tôi kể từ khi chỉ là một đứa trẻ chưa đầy đủ nhận thức để thưởng thức thứ tác phẩm điện ảnh chứa đựng nó, và tôi cũng chẳng hề biết ca khúc này nằm trong bộ phim Bố Già cho tới tận rất nhiều năm sau đó.
Giai điệu dấy lên trong lòng tôi một cảm
giác đẹp đẽ nhưng âm ĩ những tiếng gào thét của nỗi đau và sự cô đơn,
cũng giống như số phận của những con người trong bộ phim Bố Già vậy.
(ElleMan)