HSBC vừa đưa ra một số dự đoán về quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2050. Dự đoán này dựa trên các nghiên cứu về nền kinh tế của 100 quốc gia, theo thông tin từ TheRichest. 


8. Mexico - 2,81 nghìn tỷ USD

Hiện là quốc gia giàu thứ 13 thế giới, Mexico đã sẵn sàng bước chân vào top 10. Theo dự đoán, nước này sẽ tăng 5 bậc để đạt đến vị trí thứ 8 vào 2050, vượt qua Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Ý.

Trong vòng 20 tháng kể từ khi nhậm chức, tổng thống Nieto đã và đang dẫn đầu các thay đổi chính sách, nhằm giải quyết 11 vấn đề cấu trúc. Dự kiến những điều chỉnh về giáo dục, năng lượng, viễn thông, nguồn nhân lực, cạnh tranh và khu vực tài chính sẽ cải thiện vấn đề phát triển và năng suất trong tương lai gần. 


7. Brazil - 2,96 nghìn tỷ USD

Thời kỳ 1986-1994, khi lạm phát hàng năm của Brazil luôn vượt quá 500%, quốc gia này đã phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự kiến, Brazil sẽ tăng 2 bậc, vượt qua Pháp và Ý để trở thành quốc gia giàu có thứ 7 trên thế giới.

Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của  Brazil dự báo sẽ giảm 9 bậc, từ 52 xuống 61. Bên cạnh sự mở rộng về lực lượng lao động, nước này cũng đang rất nỗ lực cải thiện giáo dục và giảm thiểu tỉ lệ tội phạm.



6. Vương quốc Anh - 3,58 nghìn tỷ USD

Cho đến năm 2050, dự kiến kinh tế của Vương quốc Anh sẽ thu hẹp một nửa khoảng cách so với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Hiện nay, chênh lệch giữa hai nền kinh tế này là 346 tỷ USD. Theo dự đoán, khoảng cách này sẽ chỉ còn 138 tỷ USD vào 2050.
Cả Đức và Anh đều sẽ bị tụt một bậc trong bảng xếp hạng. Sự đi lên của Ấn Độ chính là nguyên nhântụt hạng của 2 cường quốc nói trên. 



5. Đức - 3,71 nghìn tỷ USD

Đức được dự báo là nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào năm 2050. Mặc dù bị tụt 1 bậc xuống thứ 5 về mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người của Đức sẽ tăng 8 bậc, lên vị trí thứ 10. Kết quả này nhiều khả năng xuất phát từ sự sụt giảm dân số lên tới 11 triệu người trong giai đoạn 2010-2050. 

Lực lượng lao động ở Đức sẽ giảm 29% - tỷ lệ thu hẹp lao động lớn nhất toàn châu Âu. Mặc dù vậy, nguồn tài trợ vững chắc và cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh sẽ đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế nước này. 


4. Nhật Bản - 6,43 nghìn tỷ USD

Với dân số ngày càng già đi, Nhật Bản đang phải tìm cách khắc phục vấn đề nhân khẩu học tồi tệ nhất so với các cường quốc kinh tế khác. Tỷ lệ giảm lực lượng lao động Nhật Bản được dự báo ở mức 37%. Bên cạnh vấn đề dân số già, tỷ lệ sinh của Nhật Bản cũng ở mức thấp nhất so với các cường quốc kinh tế khác. 


Tỷ suất sinh tại Nhật đang là 1,3 trẻ/người, ngang bằng với Đức. Dân số Nhật sẽ giảm 25 triệu người, gấp đôi Đức. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản tìm ra cách giải quyết vấn đề thu hẹp nguồn lao động, quốc gia này vẫn là cường quốc kinh tế lớn thứ 4 hành tinh. 



3. Ấn Độ - 8,17 nghìn tỷ USD

Ấn Độ là một ví dụ cho các ích lợi kinh tế của sự gia tăng dân số. Quốc gia này xếp thứ 5 về sự gia tăng lực lượng lao động. Đến 2050, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia giàu thứ 3 trên thế giới, và là quốc gia đông dân nhất, vượt qua cả Trung Quốc để cán mốc 1,5 tỷ dân. 

Bằng cách học tập các chính sách kinh tế từ nước ngoài và tận dụng công nghệ hiện đại, Ấn Độ dự kiến là một trong những nhân tố chính cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quốc gia này nằm trong danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh, dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hằng năm tối thiểu 5%. 



2. Mỹ - 22,27 nghìn tỷ USD

Các chỉ số cơ sở hạ tầng kinh tế của Mỹ đều rất mạnh. Tuy nhiên, cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trong vài thập kỷ qua sẽ phải nhường lại vị trí dẫn đầu vào 2050. Mỹ sẽ đối mặt với sự tăng trưởng trì trệ xét về thu nhập bình quân đầu người.

Hiện nay, kinh tế Mỹ lớn gấp đôi Nhật Bản, và là quốc gia dẫn đầu về hoạt động kinh tế cũng như chính sách cho đến giữa thế kỷ 21. 


1. Trung Quốc - 25,33 nghìn tỷ USD

Quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2050 sẽ là Trung Quốc. Cho đến 2049, nước này được dự báo sẽ tiếp nhận cả 2 nền kinh tế là Hong Kong và Macao, góp phần vươn lên vị trí cao nhất.

Với chính sách một con, dân số Trung Quốc sẽ tăng chậm lại, làm giảm lực lượng lao động vào 2050. Năm 2050, đây sẽ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới.
Tô Đức
Theo Zing/ TheRichest
 
Top