Hãy thử tượng tưởng các ông lớn trên toàn thế giới có cả một hệ thống riêng để thao túng cả một quốc gia theo ý mình.


Nhờ hệ thống đó, thay cho việc lụn bại vì bị kiện do phá hoại môi trường, một tập đoàn lớn thậm chí có thể kiện ngược lại rằng quốc gia đó đang "xâm phạm lợi ích" của họ.

Tòa án riêng này có thẩm phán xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, tự gọi mình là "Câu lạc bộ" hay "Mafia". Quyền lực của họ lớn đến nỗi có những nước sợ hãi không dám sờ gáy những ông lớn được họ bảo vệ.

Trên thực tế, hệ thống này đã hoạt động từ lâu. Được gọi là "Cơ quan giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư" (ISDS), tổ chức này dính líu tới cả những thỏa ước lớn như NAFTA và TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương).

Từ 200 cuộc phỏng vấn và hàng chục nghìn tư liệu, BuzzFeed đã có bức phác thảo, tuy còn mờ mịt nhưng đủ để nhiều người hình dung các hoạt động bí mật này. Nhiều công ty từ châu Á, Trung Đông và Trung Mỹ đã thoát được trừng phạt nhờ ISDS.


Các vụ tiêu biểu trong đó bao gồm:

Một công ty bất động sản Dubai, từng là đối tác của Donald Trump thoát án tù vì tham gia hợp đồng lừa hàng triệu USD của người Ai Cập "bốc hơi".

Tòa án Salvador kết tội một công ty hủy hoại cả làng bằng chì, khiến hàng chục trẻ em bị ảnh hưởng. Nhờ ISDS, công ty này đã rũ bỏ hoàn toàn án phạt, trách nhiệm khắc phục hậu quả môi trường và dịch vụ y tế.

2 nhân viên tài chính biển thủ300 triệu USD được ISDS giúp thoát khỏi Interpol (Cảnh sát quốc tế), giữ lại toàn bộ tiền và đương nhiên không chịu án tù.


Một lý do khác để nhiều chính trị gia phản đối TTP là nó sẽ mở rộng ISDS. Chi nhánh ISDS có luật riêng tùy địa điểm, nhưng đều có chung hệ thống và hoạt động vô cùng hiệu quả, không kém gì tòa án tối cao của Mỹ.

Tuy nhiên Charles Brower, chuyên viên lâu năm thuộc ISDS khẳng định kể từ khi hình thành từ 1950s, mục đích ISDS là đem lại công lý, ví dụ như đưa các lãnh đạo vô trách nhiệm vào tầm ngắm quốc tế và thúc đẩy đầu tư vào các nước nghèo, hay thậm chí là giảm bạo lực bằng súng và căng thẳng trong quan hệ quốc tế, bằng cách tạo ra một diễn đàn cho mọi bên thảo luận tất cả các tranh chấp.

Nhưng trong 20 năm qua, ISDS dường như đã biến thành công cụ cho các tập đoàn lớn. Do các hoạt động diễn ra bí mật nên không rõ có bao nhiêu vụ mà ISDS xử lý, chỉ biết rằng con số đang ngày càng tăng.



Các ý tưởng của họ trong giải quyết tranh chấp có thể rất cực đoan, như kiện Libya vì giữ nguồn cung dầu, kiện Tây Ban Nha vì cắt giảm lợi nhuận từ năng lượng mặt trời, hay kiện Ấn Độ vì cấp phép loại thuốc ung thư rẻ hơn khiến công ty nào đó mất thị phần.

Về cơ bản, ISDS quan sát luật pháp mọi quốc gia và sẵn sàng hành động nếu có tập đoàn nào đó bị ảnh hưởng lợi ích và được ăn hoa hồng. Nếu TTP được thông qua thì lỗ hổng lách luật đi ngược lại lợi ích cộng đồng càng lớn.


35 trên 300 vụ năm ngoái đều nhằm bảo vệ cho các công ty bị cáo buộc sử dụng hóa chất độc hại, rửa tiền, lừa đảo và thao túng cổ phiếu, như một ngân hàng ở Cyprus bị Mỹ cáo buộc tổ chức khủng bố và tội phạm cỡ lớn.

Bên cạnh đó, không phải chính phủ nào cũng "sạch sẽ". Các nước kém phát triển tại châu Phi đầy rẫy những quan chức tham nhũng nên thỏa hiệp lại càng dễ dàng hơn.

Sau khi thảo xong hợp đồng kỹ lưỡng tới từng chi tiết, phía luật sư ISDS sẽ tìm mọi khe hở, ví dụ như đe dọa làm rùm beng việc ngừng hoạt động sản xuất để điều tra hành vi tội phạm gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất công ty.

Điều đó khiến các luật sư lâu năm của ISDS lo lắng, vì tổ chức này được coi là tòa án kinh tế quốc tế lớn. Nếu ISDS ngả hẳn về phía tội phạm, hoặc được coi là thiên vị sẽ tạo ra ấn tượng dẫn đến tương lai không mấy sáng sủa.


Tuy nhiên, ISDS vẫn phải đóng vai trò bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài chứ không phải là bênh vực những người muốn kiện lại chính nước mình, ví dụ như gia tộc Uzan ở Thổ Nhĩ Kỳ lừa đảo hàng tỷ USD và dùng các chi nhánh đặt ở Cộng hòa Síp, Ba Lan và Hà Lan để kiện ngược. Thổ Nhĩ Kỳ được xử thắng với khoản phí khổng lồ 10 triệu USD.

Để chứng minh rõ ràng hơn, ISDS cho biết chính phủ các nước thắng kiện 35% các vụ, còn các tập đoàn chỉ 25%. Nhưng dù gì đây cũng chỉ là con số ước tính, vì như đã nói ISDS hoạt động ngầm nên khó mà có bên thứ ba chứng thực thống kê đó.


Bên cạnh đó, cam kết đảm bảo "đối xử công bằng" lại không rõ ràng, chừa lại đường lui để các luật sư nhắm vào điểm yếu như một số chính phủ vô tình hay cố ý tăng giá, vi phạm luật kinh doanh khối châu Âu.

Xoáy vào đó, ISDS từ hệ thống bảo vệ luật pháp lại đưa các công ty nước ngoài lên trên cả luật, khước từ tuân thủ mọi luật có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận dù ít hay nhiều.

Nhiều học giả và nhà hoạt động nhận định điều khoản "đối xử công bằng" cũng xuất hiện trong TTP đang được nghị viện Mỹ nghiên cứu, sẽ dễ bị lạm dụng.

Về cơ bản, nguyên tắc công bằng này đôi khi cũng tạo điều kiện tích cực, trong trường hợp gặp phải chính quyền một số nước sử dụng luật "rừng", tuy nhiên phải đến lúc TTP khả thi mới có thể biết rõ. 

 Theo Mẫn Di - BuzzFeed (Dân Việt)
 
Top