1. Công dụng chữa ho của tắc chưng đường phèn

Quất hay còn gọi là tắc theo tiếng miền nam có vị chua, hơi đắng, tính mát thuộc họ cam vì thế tinh dầu trong quất có tác dụng trị ho, long đờm rất tốt.

Ngoài ra các thành phần pectin, vitamin C, đường trong quất cũng có tác dụng tăng đề kháng, tốt cho cổ họng của các bệnh nhân bị ho nhất là ho dai dẳng, lâu ngày.

Đường phèn còn gọi là băng đường, cũng như đường trắng nó được làm từ đường mía hoặc củ cải đường…Đường phèn có vị ngọt thanh mát, có tác dụng sát khuẩn, dịu cổ họng khi bị ho. Đường phèn chữa ho đã được dân gian ta sử dụng từ lâu đời nay trong các bài thuốc.

Kết hợp đường phèn và quất giúp giảm vị chua, đắng của quất (tắc) giúp dễ ăn hơn. Mặt khác, sự kết hợp làm tăng hiệu quả trị ho của quả quất.

2. Cách làm quất (tắc) chưng đường phèn trị ho

Cách làm quất chưng đường phèn trị ho rất đơn giản như sau:

  • Chọn 2 - 3 quả quất xanh, rửa sạch, khía làm tư, để nguyên vỏ và hạt quất cho vào một chén nhỏ.
  • Bỏ vào chén 2 - 3 cục đường phèn nhỏ khoảng bằng đầu ngón tay trỏ.
  • Chưng cách thủy vào nồi cơm từ ban đầu hoặc cho vào xong nhỏ, đổ thêm ít nước chú ý không để nhiều nước sẽ trào vào chén.
  • Chưng khoảng 30 phút cho đường phèn chảy ra và quất mềm.

Xác quất thì ngậm sâu trong miệng trong 5 phút sau đó ăn hết cả cái lẫn nước.

Mỗi ngày chưng quất và đường phèn 2 lần để ăn trong khoảng 3 -4 ngày bạn sẽ tháy cổ họng bớt đau, giảm ho hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng tắc chưng đường phèn trị ho

Dùng quất chưng đường phèn trị ho tuy rất đơn giản nhưng bạn cũng cần lưu ý để bài thuốc phát huy được hết công dụng trị ho.

3.1. Cách chọn quất

Nên chọn quất xanh, quả già, xanh, cứng tay khi chưng đường phèn vẫn còn vị chua, hơi đắng mới chứa nhiều hoạt chất chữa ho tốt.

3.2. Cách chọn đường phèn

Chọn loại đường phèn màu trắng trong là loại đã được lọc kĩ tạp chất trong quá trình nấu. Loại đường phèn vàng là loại nấu từ 100% đường mía. Nếm thử đường phèn có vị ngọt thanh, mát, không khé cổ.

3.3. Cách dùng bài thuốc tắc chưng đường phèn trị ho

Dùng kiên trì, ngậm cả xác quất trong vòng 3 - 4 ngày mới tháy hiệu quả giảm ho, đờm.

Với những bệnh ho mãn tính, dai dẳng, ho thay đổi thời tiết thì bài thuốc này được áp dụng khá thành công.

Tuy nhiên khi dùng khoảng 1 tuần các triệu chứng ho, đờm không thuyên giảm lại nặng lên thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguy nhân gây ho và sử dụng thuốc hợp lý chứ không nên chỉ lạm dụng các bài thuốc dân gian đơn thuần.

Các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn là những bệnh gây ho đờm kéo dài cần kết hợp nhiều biện pháp đông tây y để chữa trị.

(Bảo Khí Khang)

 
Top