Người Do Thái kiếm tiền giỏi là vì họ chăm chỉ, cần cù kiếm tiền và ngoài ra cũng không thể tách rời khỏi sự giáo dục, dạy dỗ quan niệm về tiền bạc từ khi còn nhỏ.

Trẻ em Do Thái từ nhỏ đã được biết hai việc: một là lao động hai là tiền bạc.
 
Ngay từ nhỏ đã tạo cho mình những quan điểm chính xác về tiền bạc.

Người Do Thái kiếm tiền giỏi là vì họ chăm chỉ, cần cù kiếm tiền và ngoài ra cũng không thể tách rời khỏi sự giáo dục, dạy dỗ quan niệm về tiền bạc từ khi còn nhỏ.

Trẻ em Do Thái từ nhỏ đã được biết hai việc: một là lao động hai là tiền bạc.

Hàng ngày trẻ em Do Thái phải giúp người lớn nhổ cỏ trong vườn. Mỗi lần làm giúp người lớn như thế sẽ được trả 10 đô la. Sáng sớm đi đưa sữa sẽ được 2 đô la. Trẻ được trả thù lao theo đúng công sức mình bỏ ra, không phân biệt trẻ lớn hay nhỏ, tiền công đều được trả như nhau.

Người Do Thái luôn trả tiền theo năng lực lao động, không bao giờ phân biệt tuổi tác lớn hay bé.

Quan niệm này cũng được người phương Tây chấp nhận. Công nhân viên chức của Công ty thực hiện chế độ trả lương theo năng lực, công việc giống nhau, chất lượng ngang nhau thì người 40 tuổi với người 20 tuổi cũng nhận được số tiền lương như nhau. Người làm được nhiều việc thì lĩnh được nhiều lương hơn.

Ngay từ nhỏ người Do Thái đã được quán triệt quan niệm cơ bản này một cách rõ ràng. Điều ấy cũng đã rèn cho người Do Thái có thói quen tốt đẹp là yêu lao động và quý tiền bạc.

Giáo dục quan niệm về tiền bạc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã được mọi người đặt cho cái tên rất hay là “thiên tài tài chính”. John D.Rockefeller, ông vua dầu lửa ngay từ nhỏ cũng đã được giáo dục về quan niệm tiền bạc.

John D. Rockefeller sinh ra trong gia đình Do Thái điển hình. Cha ông là người sống rất truyền thống, thường xuyên dạy bảo con cái theo Kinh Talmud. Từ năm lên 4, 5 tuổi, cha ông đã yêu cầu ông phải giúp mẹ lấy nước, lấy cốc cà phê. Mỗi lần như vậy ông sẽ được cha cho một ít tiền tiêu vặt. Mọi công việc trong nhà đều được cha ông đề giá cụ thể: quét dọn phòng vệ sinh 10m2 sẽ được nửa cent, quét dọn sạch sẽ bên ngoài phòng vệ sinh thì được 1 cent. Chuẩn bị bữa sáng cho cha mẹ sẽ được 12 cent. Lớn hơn một chút thì cha ông, không cho tiền tiêu vặt nữa mà nói với ông rằng, nếu ông muốn tiêu tiền thì hãy tự kiếm mà tiêu.

Thuở nhỏ ông thường xuyên giúp cha làm việc tại nông trại. ông giúp cha vắt sữa bò, chuyển sữa. Hai cha con đã định ra từng việc cụ thể để dễ tính tiền. ông ghi lại tất cả những việc mình làm cho cha vào một cuốn sổ, đén một thời gian nào đó thì hai cha con ngồi lại tính sổ với nhau. Mỗi lúc đến thời điểm tính sổ cả hai cha con lại bắt đầu mặc cả nhau từng tý một. Nói chung hai cha con thường xuyên cãi nhau vì từng việc nhỏ.

Năm lên 6 tuổi, John D. Rockefeller thấy có một con gà chạy nhảy tứ tung mà chẳng thấy ai bắt về. Ông đã tìm cách bắt con gà đó rồi bán cho láng giềng. Mẹ ông là một người sùng đạo, bà cho rằng làm vậy là phỉ báng đến thần linh, nhưng cha ông thì cho rằng đó là dấu hiệu tốt. ông thấy đó là bản lĩnh độc đáo của người kinh doanh.

Qua lần này ông John D. Rockefeller càng mạnh dạn hơn. Một thời gian sau ông chho một nông dân gần đó vay 50 đo la mình kiếm được từ những công việc vặt trong nhà. Ông và người nông dân nọi đã thỏa thuận với nhau cụ thể về lãi suất cũng như thời gian trả tiền. Cứ đến thời gian quy định là ông lại đi lấy trả tiền. Trong thời gian cho vay ông đã kiếm được khoản lãi 53.75 đô la. Vụ làm ăn này đã khiến cho nông dân vùng này phải thốt lên: đứa trẻ này thật thông minh, có ý thức kinh doanh rất tốt.

Ngay từ nhỏ ông đã có đầu óc kinh doanh nhạy bén nên sau này ông khá thuận buồm xuôi gió trong sự nghiệp. Thậm chí những vụ làm ăn quan trọng cũng như là phong cách kinh doanh của ông sớm được bộc lộ từ khi ông còn nhỏ.

Có con rồi ông lại áp dụng phương pháp giáo dục này với con của mình. Ông cấm con cái mình ra vào công ty tự tiện, kể cả vợ ông cũng vậy, ông rất ít khi cho bà đến công ty. Trừ khi có việc gì gấp hoặc thật đặc biệt thì mới thấy bà và con xuất hiện ở công ty.

Một lần cô con gái thứ hai 15 tuổi đã đến công ty tìm ông vì có việc. Đúng lúc ấy ông đi ra ngoài nên không gặp, cô bé đã phải ngồi trong văn phòng đợi ông. Biết được con gái đến công ty ông vô cùng tức giận. Đó chính là cách giáo dục của John D. Rockefeller. Đó là vì ông muốn con cái mình hiểu rằng mọi việc mình có được đều dựa vào sự phấn đấu của bản thân, chứ đừng có dựa dẫm vào sự giàu có của cha. Trong nhà mình ông đã đặt ra một nền kinh tế thị trường khá hoàn chỉnh. Ông để cho vợ mình làm “tổng giám đốc”, còn các con mình thì làm việc nhà. Vợ ông sẽ căn cứ vào tình hình làm việc nhà của cac con để cho chúng tiền tiêu vặt. Gia đình công giống như một công ty thu nhỏ.

John D. Rockefeller còn dạy con mình ghi chép sổ sách đàng hoàng. Ông yêu cầu cac con mình mỗi tối trước khi đi ngủ phải ghi chép lại từng khoản chi tiêu trong ngày, dù là tiền mua đồ chơi ô tô hay là mua bút chì thì đều phải ghi chép đúng. Không những thế, tối nào ông cũng kiếm tra sổ ghi chép của các con, cho dù con mua cái gì thhif ông cũng phải bằng được tại sao lại mua chúng. Như vậy đòi hỏi con trẻ phải giải thích lý do. Nếu ông Rockefeller hài lòng thì sẽ thưởng cho con 5 cent. Nếu ông thấy không ổn, sẽ cảnh cáo các con ngay. Nếu các con vân tiếp tục như vậy thì lần sau sẽ trừ đi 5 cent trong số tiền thù lao chúng nhận được. Ông Rockefeller hỏi con về chi tiêu nhưng không bao giờ can thiệp vào việc chi tiêu của con. Các con ông luôn vui mừng vì điều đó, các con ông đều tranh nhau ghi lại những gì mình đã kiếm và chi tiêu để cho cha xem.

Ông Rockefeller thường xuyên nhắc nhở các con mình cần phải học cách kiểm soát đồng tiền, tiết kiệm. Ông để ở trong phòng bếp 6 cái cố, trên cốc có ghi rõ tên của từng con và trong cốc đặt những miếng đường được quy định dùng trong một tuần. nếu đứa nào tham ăn, ăn quá số đường quy định thhif đến lúc uống cà phê đường sẽ phải uống cà phê đen. Nếu con muốn có thêm thì đành phải đợi số dường của tuần sau. Qua vài lần rèn như vậy các con ông đều biết tiết kiệm. nếu cứ tùy tiện lãng phí những món đồ của mình thì chờ đợi luôn đắng ngắt như cà phê đen vậy.

Người do thái đã biết dạy dỗ con mình về tiền bạc ngay từ nhỏ, nói đơn giản là, họ đã biết cách để con trẻ làm quen với đồng tiền, sử dụng đồng tiền. như vậy trẻ sẽ có hai khả năng: một là khả năng nhận biết đồng tiền cũng như quy luật của đồng tiền; hai là, khả năng sử dụng chính xác đồng tiền và quy luật của đồng tiền.

Cách giáo dục này giúp cho con trẻ hoàn thiện cơ cấu tri thức của mình. Mục đích chính là rèn cho trẻ có những kỹ năng tài chính cơ bản và quan niệm đúng về tiền bạc và sức lao động. cách giáo dục này là cách giáo dục hiệu quả nhất, thiết thực nhất. nó giúp cho trẻ giải quyết được những vấn đề liên quan đến tiền bạc, của cải mà chúng phải đối mặt trong cuộc sống thực tế.

Hơn nữa, giáo dục cho con trẻ về quan niệm tiền bạc đúng đắn từ thuở nhỏ sẽ tăng cường được khả năng phán đoán nhạy bén chính xác, cũng như tăng cường các hiểu biết làm giàu như thế nào. Cách giáo dục này gần đây càng được nhiều người cho rằng đó là mấu chốt để thực hiện cuộc sống thành công. Trong tư duy giáo dục con cái về tiền bạc cũng đã dần đề cập đến giá trị quan của xã hội hiện đại, cuộc đời của mỗi con người là trong phạm vi quy hoạch, sự theo đuổi của mỗi cá nhân, tài nguyên của mỗi cá nhân đều là những quy hoạch có lý trí. Tất cả những điều đó để thực hiện mục tiêu cao nhất là được sống hạnh phúc suốt đời. quan niệm về tiền bạc chính là một lý luận tổng thể của quy hoạch này.

Người Do Thái giáo dục con trẻ về tiền bạc từ nhỏ sẽ giúp cho con trẻ sớm nhận biết được đầu tư là gì, làm giàu như thế nào, tài chính ra sao, chi tiêu thế nào….tất cả những điều ấy đã đặt nền móng vững chắc cho sự thành công của trẻ sau này.

( Trích từ cuốn”Bản lĩnh người Do Thái trong kinh doanh”)
 
Top