Bạn từng nghe nói hoặc từng sử dụng chiến lược Cây gậy và củ cà-rốt? Liệu bạn có quá tay khi sử dụng không? Hãy tìm hiểu ngay chiến lược nhé!


Chị Đoàn Thu Thủy, chủ nhà hàng Bếp nhà xứ Quảng đã chia sẻ với Tiếp Thị Gia Đình, trong buổi đầu khởi nghiệp ở tuổi tứ tuần, chị đã phải học rất nhiều điều, đọc rất nhiều sách để học hỏi về quản lý nhân sự, quản lý tài chính. Việc học những kiến thức nền tảng là điều cực kỳ quan trọng trong buổi đầu khởi nghiệp.

Và trong môi trường khởi nghiệp, thuyết Cây gậy và củ cà-rốt (carrot and stick) là một học thuyết mà Tiếp Thị Gia Đình cho rằng hầu như ai cũng biết đến. Hiện nay, có nhiều ý kiến xoay quanh học thuyết này, có người ủng hộ, có người cho rằng nó đã lỗi thời. Song, nhiều nhà quản lý cho rằng, điều quan trọng là đối tượng mà bạn muốn áp dụng học thuyết này là những ai? Học thuyết này có gì tích cực và áp dụng ở chừng mực nào?

CÂU CHUYỆN “CÂY GẬY VÀ CỦ CÀ-RỐT”

Những người chăn dắt lừa thường có một cây gậy treo lủng lẳng củ cà-rốt và đưa trước mũi chúng. Những chú lừa nghe lời sẽ được thưởng cà-rốt, còn ngược lại, nếu không nghe lời, chúng sẽ bị phạt bằng gậy. Hình ảnh cây gậy và củ cà-rốt chỉ là một cách nói hình tượng khi bạn muốn áp dụng chế độ thưởng – phạt để quản lý nhân viên.

ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

ĐƯA RA VẤN ĐỀ:

Nếu bạn đánh thức ai đó theo kiểu nói: “Dậy thôi”, người đó sẽ không bật dậy nhanh như khi bạn hét: “Cháy nhà!”. Lý do: cách đầu tiên là một yêu cầu chỉ đem lại cho đối tượng cảm giác bị phiền nhiễu. Cách sau đó là một vấn đề thực sự sống – chết, cần phải giải quyết ngay.

Vì vậy, nếu muốn thuyết phục một ai đó làm điều gì theo chiến lược cây gậy và củ cà-rốt, bạn phải đưa ra một vấn đề cần phải giải quyết ngay. Dù vậy, chiến lược này cũng có hai chiều, có thể tạo động lực và thúc đẩy một số người, nhưng cũng có thể làm người khác tê liệt vì do dự và chỉ hành động khi bị ép buộc. Bất kể tình huống như thế nào, một trong những cách tốt nhất để đưa mọi người vào tư thế sẵn sàng hành động là cho họ biết có một vấn đề đang xảy ra và cần phải giải quyết lập tức.

Trong một số trường hợp, đối tượng chưa ý thức được hoặc chưa thấy vấn đề đó ở mức cần phải giải quyết ngay. Lúc này, bạn phải giải thích cho họ. Đây là bước rất quan trọng để chiến lược thành công.

HẬU QUẢ:

Khi đã chứng minh được cho mọi người rằng ở đây có một vấn đề thì bước thứ hai của chiến lược củ cà-rốt và cây gậy là phải cho họ thấy hậu quả khốc liệt sẽ xảy ra nếu như không lập tức hành động.
Đây là một kỹ thuật rất thuyết phục để đưa một người vào tư thế sẵn sàng hành động.

GIẢI PHÁP:

Bây giờ, khi khách hàng đã có khái niệm chung về vấn đề, công việc tiếp theo là đưa ra giải pháp.

LỢI ÍCH:

Sau khi đã mô tả về giải pháp vấn đề, bây giờ bạn “đung đưa” củ cà-rốt là những phần thưởng và lợi ích có được nếu họ hành động. Mô tả những điểm hấp dẫn như tài chính, môi trường, xã hội, thái độ trân trọng…

Hãy nhìn lại quy trình, đầu tiên chúng ta thiết lập một yêu cầu/vấn đề, mô tả giải pháp cho vấn đề và sau đó là tung ra lợi ích cho giải pháp. Chiến lược củ cà-rốt và cây gậy là vô cùng hiệu quả trong việc thuyết phục mọi người “say yes”.

Thương mại thường sử dụng các cụm từ: “Hành động ngay!”, “Trong một khoảng thời gian giới hạn” hay “Chỉ hôm nay”. Tất cả những cụm từ này chỉ để cố gắng lôi kéo bạn hành động ngay và đó cũng là một chiến thuật.

CHIẾN LƯỢC CỦ CÀ-RỐT VÀ CÂY GẬY DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ

Thách thức của một nhà quản lý là làm sao luôn tạo động lực cho nhân viên của mình. Bạn có thể tạo động lực cho một vài nhân viên chứ không phải toàn bộ nhân viên. Thông thường, các nhà quản lý phải sắp xếp một cách cố ý các hoạt động để khuyến khích mọi người hành xử theo cách mình mong muốn. Họ có thể có hai chọn lựa tiếp cận để tạo chất xúc tác như tích cực (nhiều cà-rốt) và tiêu cực (nhiều gậy). Nhưng nếu áp dụng chỉ theo hai cách này thì bạn đã phạm sai lầm:

COI CHỪNG CHO QUÁ NHIỀU CÀ-RỐT:

Trong những năm 1990–2000, ngành công nghiệp in bị áp lực từ Internet và sự phát triển của phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Ví dụ trường hợp của hãng Herculean, sau một năm hết sức nỗ lực, doanh thu và lợi nhuận của hãng vẫn giảm, ít hơn 40%. Giám đốc điều hành vẫn quyết định thưởng đều cho tất cả nhân viên. 40% nhân viên, những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với 60% còn lại.

Như vậy khi cho quá nhiều cà-rốt, bạn đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên.

VUNG QUÁ NHIỀU CÂY GẬY:

Mùa hè năm 2001, một đội ngũ quản lý của VC-backed mua lại một doanh nghiệp tư vấn hàng không.

Vào ngày 11–9, cuộc tấn công khủng khiếp vào tòa tháp đôi ở Mỹ đã khiến trong mấy giờ, cổ phiếu thị trường hàng không giảm hàng trăm tỷ đô-la. Kéo theo đó là doanh thu của các doanh nghiệp tư vấn hàng không sụt giảm theo.

Giám đốc điều hành VC-backed lại áp dụng chiến lược Cây gậy và củ cà rốt. Nhà quản lý thắt chặt các biện pháp hạn chế tài chính, lương thưởng, mạnh tay cắt giảm nhân viên và tăng cường các chế độ phạt. Trong việc sử dụng quá nhiều gậy, ông đã làm mọi người mất niềm hăng say làm việc và mất sự gắn bó với công ty.

Như vậy, những ví dụ thực tế cho thấy việc quản lý không đơn giản như bản chất của củ cà-rốt và cây gậy. Thay vào đó, bạn cần phải thực dụng tìm giải pháp có sự cân bằng nhất.

Một số giải pháp để tạo động lực cho người lao động

Nếu sử dụng cách tiếp cận cà-rốt, bạn phải đảm bảo phần thưởng theo cơ chế công bằng và minh bạch trong toàn bộ tổ chức.

Nếu tiếp cận chiến lược cây gậy, phải đảm bảo nó là một công cụ ngắn hạn để đạt được mục tiêu thực tế và đầy tham vọng.

Để tối ưu hóa năng suất và động lực, sử dụng cả hai thái cực và nếu có thể, hãy cân bằng giữa thưởng và phạt.

Tiếp Thị Gia Đình
 
Top