Bài thứ 22: Năng tĩnh 
(Bạch Vân gia huấn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bài hai mươi hai dạy người điều năng tĩnh.
Biết đắn đo sống hẳn yên lành.
Biết suy nghĩ việc dễ thành,
Cầu đâu được đấy vui lành biết bao.

Khi sống biết lo sau tính trước.
Lúc lâm chung hẳn được yên lành.
Tuổi già lắm bệnh phát sinh,
Đều do lúc trẻ tự mình làm ra.

Lúc thịnh đạt gian tà trái đạo,
Khi tuổi già quả báo coi chừng!
Sợ thay “Đốm lửa thiêu rừng”,

Nửa câu nói trái, sau đừng khoe khôn. (*)

Biết điều thiện ôn tồn nhắc bạn,
Chỉ nơi nguy cho người khách lánh xa.
Khi lòng hiểm độc gian tà,
Niệm kinh gõ mõ quả là vô duyên.
Đem bố thí bằng tiền bất chính,
Cũng chỉ là vô ích mà thôi.
Chỉ một hành động xấu chơi,
Nói khôn nói khéo, ai người còn tin.

Sống thừa mứa bạc tiền nhung lụa,
Chắc đâu bằng sống đủ mà vui.
Gần mực thì ắt phải đen thui
Gần son thì  đỏ sự đời chẳng sai.

Gần người ngu biến hay thành  dốt,
Gần người hiền càng tốt thêm ra.
Người quân tử đức nở hoa,
Tiểu nhân tìm cách xấu xa học đòi.
Ngẫm xem muôn sự ở đời,
Ác thì gặp ác, nhân thời gặp nhân.
Con ngựa cùng, vung chân đập phá,
Chim cùng đường, liều mổ đòi bay,
Thú cũng muốn xổng chạy dài,
Bản năng tự vệ muôn loài bẩm sinh.

Người giả dối thì đừng bắt chuyện,
Gái lẳng lơ thì biến cho xa.
Những người ngay thẳng hiền hoà,
Kiên tâm gần gũi để mà học theo.

Kẻ nghiện ngập lêu têu, hợm hĩnh.
Hãy coi chừng! Cố tránh đừng chơi.
Mới hay hậu bạc ở đời
Trắng, đen cũng bởi lòng người mà ra.


(*)Nguyên chữ Hán là:
"Nhất tinh chi hoả năng thiêu vạn lý chi sơn.
Bán cũ chi ngôn ngộ Tổn bình sinh chi đức"

Bạch Vân gia huấn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tập Bạch Vân gia huấn Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là những lời răn dạy của ông dành cho các thế hệ kế tiếp. Trong đó Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đến sự hiếu trung cần kiệm liêm chính. Và cũng nhắc nhở tới sự kính trọng, trên dưới thuận hòa và lấy kính trọng làm tiền đề, làm cái gốc và lấy học hành để nâng tri thức lên. Có như vậy mới có thể thành một người có chữ nghĩa và hiểu biết được. Hãy cùng nhau theo dõi và đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

1. 

 
Top