Bài thứ 4: Đại nghĩa 
(Bạch Vân gia huấn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bài thứ tư nêu câu Đại nghĩa
Dạy cho người ta biết để khuyên nhau.
Trung với nước đặt lên hàng đầu,

Đạo cha con được xếp vào đại luân. (*)
Trai tài biết thương dân, thủ tiết,
Gái kiên trinh phải biết giữ mình. (**)

Người tài nước được thơm danh,
Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho. (***)
Gái bất chính thì cho chẳng lấy,
Trai có tài mắc bẫy thì ngu.
Bất trung dễ mắc mưu thù,
Minh quân như mù mới lấy làm quan.
Con dân thường chăm ngoan học giỏi,
Cũng có ngày tiến tới làm quan, (****)
Con quan chẳng chịu học hành,
Suốt đời cũng chỉ làm anh dân thường.
Làm quan chức, thấm ơn chế độ,
Có nuôi con, mới nhớ được công cha.
Muốn lòng ngay thẳng thật thà,

Rèn luyện ý trí phải là đầu tiên.

(*): Hai câu này nguyên chữ Hán là:
"Quân thần thiên địa đại nghĩa,
Phụ thử nhân đạo đại luân."


(**) Hai câu này nguyên chữ Hán là:
"Sĩ phu thủ tiết, nữ tử thủ thân"

(***) Hai câu này nguyên chữ Hán là:
"Thiệp nhân quốc chi bảo, hiệu phụ gia chi trân"

(****) Nhân sinh quan cũ ngày xưa là chăm ngoan học giỏi để thi đỗ ra làm quan. Vận dụng ngày nay là chăm ngoan học giỏi để trở thành quan chức lãnh đạo hoặc chuyên gia giỏi ở các nghành các cấp phục vụ Tổ Quốc và nhân dân"

Bạch Vân gia huấn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tập Bạch Vân gia huấn Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là những lời răn dạy của ông dành cho các thế hệ kế tiếp. Trong đó Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đến sự hiếu trung cần kiệm liêm chính. Và cũng nhắc nhở tới sự kính trọng, trên dưới thuận hòa và lấy kính trọng làm tiền đề, làm cái gốc và lấy học hành để nâng tri thức lên. Có như vậy mới có thể thành một người có chữ nghĩa và hiểu biết được. Hãy cùng nhau theo dõi và đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

1. 

 
Top